Notify: Your account has exceeded our daily quota, please upgrade your account to be able to explore more

About

Lên Facebook, tui khai tui nguyên quán ở Bến Tre...vài đứa bạn thân sơ chúng Còmment ngạc nhiên " uhm bây giờ tao mới biết." ...tụi nó ngạc nhiên thì cũng phải, bởi Ông bà già tui lên Sài gòn từ thập niên 50....nên anh em tui đều sinh ra ở Sài Gòn Hoa Lệ..... Nhưng từ lúc 5 tuổi, năm nào Ba tui cũng chở về quê vài lần..thăm Nội thăm Ngoại..thăm mồ mả ông bà..... thăm ruộng lúa lên đòng... ...vậy cho nên cái hương đồng cỏ nội, mùi rơm mùi rạ...phân bò phân heo ...nó thoang thoảng vẫn in hằn sâu trong tâm tưởng Xin được phép cho tôi kể dông dài đôi chút, để giải bày lý do vì sao câu chuyện tui sắp kể chỉ là câu chuyện nhỏ, nhưng k hiểu sao tui cứ nhớ mãi suốt mấy chục năm qua. Nhân vì hôm nay đọc tin tức , thấy có chuyện anh em tranh giành tài sản mà đâm chém hết tình hết nghĩa, ngẫm nghĩ cũng là điều hay , tui chợt nhớ mà muốn kể lại cùng các bạn . Nghe nói Ông Sơ Ông Sờ gì gì đó của tui ngày xưa làm Quan Cai Tổng...thời ấy chắc cũng như bây giờ....những người tham gia trong bộ máy Công Quyền, thì đương nhiên có quá nhiều đặc quyền đặc lợi...Vua ban phát đất đai..rồi thu tô thu thuế...cứ vậy mà cha truyền con nối. Còn nhớ một lần tui ngồi trên xe Ngựa về làng...Ông đánh xe ngựa trông đã già già hỏi : _ "...Con về nhà ai..?" _ "...Dạ, con về nhà Ông Hai " _ "...Uhm ...Ổng gật đầu..rồi lát sau trầm ngâm....dang thẳng cánh tay quạt rộng một vòng.... "toàn bộ đất này ngày xưa của nhà ông Hai"..... Trời đất...về nhà hỏi lại thì nghe nói đất đai dòng họ nhà tui hồi ấy bạt ngàn hàng trăm mẫu, chạy dài suốt vài ba cây số từ ngã 4 Cải Quao về tới đình làng An Thới....Cũng vì điều bất công ấy... mà loạn lạc chiến tranh liên miên....thế sự thăng trầm... người ta phá bỏ chế độ phong kiến để mưu cầu tìm lại một xã hội công bằng và dân chủ.Mỗi thân phận chào đời phải có quyền bình đẳng tối thiểu .nên đến thời Ông Nội của tôi nhà nước Quốc hữu hóa,chỉ còn một ít đất đai chia gần đồng đều như tất cả mọi người..Ông Nội tôi thuở nhỏ được các Cụ cho học hành, nên không còn nhiều đất đai thì đi làm Thầy giáo...người trong làng quen gọi Thầy Hai Đâu . Ba tôi cũng từ bỏ đất đai lên Sài Gòn mà học hành từ dạo ấy...Cho nên,mỗi lần về quê, nhìn cả một vùng đất rộng lớn ấy , trong tôi lại trỗi dậy một tình yêu sâu sắc dù tôi không sở hữu, nơi đây,đã có bao giọt mồ hôi của các bậc tiền nhân của chúng ta đổ xuống trong những ngày khai hoang mở điền lập ấp mấy trăm năm.. Năm đó chừng tám mấy , Tui chở Ba về thăm mộ gần ngày giáp Tết, xã hội lúc ấy vẫn còn khó khăn nhiều, bến Bắc Hàm Luông duy chỉ 1 chiếc phà Hàm Luông 60 tấn …2-3 tiếng mới chạy 1 lần, mà cũng chỉ chạy qua sông những khi có xe đò hay xe tải lớn. Còn lại thì mọi thành phần dân chúng qua sông Hàm Luông..người đi bộ,kẻ thương buôn, tay xách nách mang,người đi xe đạp, vài chiếc gắn máy, đều chen chút đi bằng đò ngang nhỏ chừng 10 tấn . Giờ ngồi nhớ lại, âu cũng là một nét đẹp văn hóa không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người con miền tây sông nước. Bữa đó trời chiều, chúng tôi xuống đò...Đò cũng đã khá đông....mọi ngươi chen nhau ngồi...Tôi còn trẻ nên lăng xăng ra đứng mũi nhìn sông nước...Lúc đò sắp rời bến thì có một ông lão chừng đã hơn 80, tóc trắng phao lui cui chống gậy bước xuống...Đò đã chật cứng không còn chổ, ...thấy vậy Ba tui đứng lên nhường chỗ mời cụ ngồi....Tôi nhìn rõ Cụ, tóc đã bạc phơ, đôi mắt sáng, vẻ thanh thản bình yên nhìn sông nước mây trời.... Đò đi được giữa sông...Ba tôi đứng kế bên cụ...cũng bình thường thôi như mọi người... chợt Cụ lên tiếng bảo: -"Thời bây giờ không còn mấy người đi ngang đám tang mà ngã mũ...thấy phụ nữ mang thai , cụ già lớn tuổi mà đứng lên nhường ghế ngồi . Cảm ơn con...Con đi về đâu vậy ?" -" Dạ, con về An Thới..." Vẫn giọng từ tốn, ông cụ hỏi : _" Con là con ai ở An Thới" _ " Dạ, Ba con là Thầy Hai Đâu"... Giọng ông cụ ngạc nhiên và mừng rỡ _"Trời đất, con thầy Hai Đâu hả ? Tui là Thầy "Bảy He" nè...." (tui nói thêm chút về cái làng An Thới, nghe Cha tui kể lại, khi xưa bé xíu..học trò tiểu học làm gì có trường, học trong cái sân Đình, đứa sau ngồi tựa lưng đứa trước mà viết, đứa nào ngồi hàng đầu thì kê lên chân mà viết...không có giấy bút thì lấy que củi viết xuống đất nền mà học,..... A, bờ cờ dờ e fờ mờ .....thầy giáo cũng chỉ có 2 người là Ông Nội tôi và Thầy Hai He, dạy từ lớp 1 tới lớp 4, mà thời ấy cũng chẳng phân biệt lớp 1 2 3 4 gì ráo , tất cả ngồi học chung do 1 người thầy dạy suốt 3-4 năm, rồi sau đó đứa nào học nữa thì qua sông lên thị xã Bến Tre học ,vì Ba tui con của thầy Đâu nên qua học với lớp Thầy He ) Ba tui mừng rỡ : _ Trời ơi, Thầy hả Thầy, con là thằng Nghĩa, hồi nhỏ Thầy dạy con nè Thầy, ... Lúc ấy Ba tui mừng vui quá, mừng tâng tâng như đứa con nít, tay nắm tay Thầy, rồi ôm Thầy, rồi vui, rồi cười, quên mất giữa chốn đông người, tui đứng gần kế bên nhìn thấy thật cảm động. 10tuổi ...Ba tôi xa làng, qua Bến Tre rồi lên thành phố, đỗ Quốc Gia Hành Chánh, rồi làm công chức. Chính biến năm 75 vật đổi sao dời.....Cha đi tù của chế độ mới, ngày thả tự do trở về vất vả mưu sinh..chia lìa tan tác, nên chưa lần nào gặp lại được một đứa bạn đồng môn và gặp Thầy...Thắm thoát gần 50 năm trời... Ba lật đật quay lại kêu tui, nói : Thầy Bảy dạy Ba từ lúc mới đánh vần cho tới khi chữ viết đẹp...Ba biết chữ Nghĩa chữ Nhân cũng nhờ Thầy. Con đến đây mà cám ơn Thầy... Tui cũng mừng vui kính trọng nắm lất tay Cụ, thầm cảm ơn trời đất đã cho tôi Hạnh Ngộ được gặp Thầy dạy Cha mình thuở vở lòng...từ những con chữ Nghĩa chữ Nhân ấy, mà đã thay đổi cả thân phận một con ngươi, một gia đình, cho cả tui và đến các đời sau ..... Hàn huyên thăm hỏi, thoắt cái Đò đã gần cập bến...mọi người lao xao....đứng dậy chuẩn bị hành lý...Ba tui hỏi nhà Thầy để hôm nào ghé thăm...rồi Ba cầm tay Thầy nói: _ "50 năm trước nhờ những chữ Ê, A vỡ lòng ấy và những câu chuyện kể Thầy dạy dỗ, mà cuộc đời con có được hôm nay, con cái con đều cho học hành nghiêm chỉnh, con xin Tạ ơn Thầy. Bây giờ, tuy con đã lớn, tóc cũng phai màu, nhưng còn điều gì dạy dỗ con xin Thầy dạy cho con thêm ...... Thầy Bảy He lặng im ...gió sông thổi mái tóc bạc phơ, Đò sắp cập bến rồi...Thầy ngẫm chút rồi nói : _ " Thế gian này có rất nhiều mối mọt, Con đừng tranh giành tích trữ lúa gạo nhiều, mà sẽ làm Hại cho đời sau...." Tích Nhân Tích Đức thôi con ạh"...... Gió sông thổi mát dịu…nghe như lời dạy của Thánh Hiền. Đò tròng trành cập bến......Ba Tui dìu Thầy lên......chào tạm biệt…Thầy chậm rãi chống gậy bước đi thật thanh bình........ Hình ảnh ấy, buổi gặp gỡ trên chuyến đò năm ấy, chỉ 1 câu nói ấy, chẳng hiểu sao tôi cứ nhớ mãi suốt mấy mươi năm qua.... _ " Thế gian này có rất nhiều mối mọt, Con đừng tranh giành tích trữ lúa gạo nhiều, mà sẽ làm Hại cho đời sau...." Cafe Hightland 08/03/2013 Nguyễn Bảo Cung

Education

  • Nhạc Viện TPHCM

Logged in successfully